Trẻ bại não là tình trạng trẻ không kiểm soát được cơ thể vì não bộ đã bị tổn thương. Căn bệnh này thường có các dấu hiệu để phát hiện sớm. Chính vì thế, bố mẹ nên quan sát trẻ nhiều hơn từ khi còn nhỏ. Trong bài viết dưới đây, Trung tâm hỗ trợ phát triển hòa nhập Hoa Hướng Dương sẽ giải thích cho bạn căn bệnh bại não là gì và những cách hỗ trợ phục hồi chức năng cho trẻ bố mẹ có thể quan tâm. Cùng tìm hiểu ngay nhé.

1. Bại não là gì?

Bại não có tên tiếng anh là Cerebral Pals. Đây là căn bệnh bắt nguồn từ việc não bộ của trẻ bị tổn thương ngay từ nhỏ. Điều này đã làm ảnh hưởng đến sự hoạt động của những cơ quan nhỏ thị giác, thính giác và tứ chi. Căn bệnh có thể xuất hiện ngay khi bé còn trong bụng mẹ, trong khi sinh hoặc sau khi sinh. 

trẻ bại não
Bại não là việc não bộ của trẻ bị tổn thương

Bé bại não thường không thể làm chủ được các cơ quan và tứ chi vì não bộ đã bị tổn thương. Tệ hơn, trẻ có thể gặp tình trạng liệt toàn bộ cơ thể. Chính vì thế, căn bệnh này đã khiến nhiều bậc cha mẹ phiền lòng vì bé có thể mất hoàn toàn ý thức hoặc tàn tật cả đời.

2. Nguyên nhân khiến trẻ bị bại não 

Trường hợp trẻ bị bại não thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Bé có thể bị trước khi sinh, trong hoặc sau khi sinh. Mỗi giai đoạn sẽ có những lý do dẫn đến việc não thương tổn. Bạn hãy cùng Giáo dục đặc biệt Tâm An tìm hiểu chi tiết trong nội dung sau đây.

2.1 Trường hợp trước khi sinh

Trẻ bại não có thể bị bệnh ngay từ trước khi sinh. Nguyên nhân thường xuất phát phần lớn từ việc thiếu tháng, mẹ quá lạm dụng thuốc, chấn thương trong quá trình mang thai hoặc trẻ thiếu cân. Cụ thể, những yếu tố sẽ dẫn đến phần trăm bệnh bại não của ở bé là: 

  • Trẻ sinh dưới 36 tuần. 
  • Trẻ bị nhẹ cân chỉ dưới 2.500 gram.
  • Bào thai trong bụng mẹ bị nhiễm trùng. 
  • Mẹ bầu sử dụng hoặc lạm dụng quá nhiều thuốc.
  • Bào thai bị thiếu Oxi ở não. 
  • Mẹ bầu bị chấn thương ảnh hưởng đến thai nhi. 
  • Mẹ bầu bị động kinh, cường giáp hoặc tiền sản giật.cường giáp, động kinh.
  • Mẹ bầu có đa thai.
trẻ bại não
Trẻ bị nhẹ cân chỉ dưới 2.500 gram

2.2 Trường hợp trong khi sinh

Không chỉ trước khi sinh, nguy cơ bé bại não trong khi sinh cũng rất cao. Nguyên nhân là do các biến chứng khi người mẹ chuyển dạ, vỡ nước ối hoặc thiếu oxi lên não. Những yếu tố này có ảnh hưởng đến sự ra đời của bé. Nếu thuộc những trường hợp dưới đây, nguy cơ bị bại não ở trẻ là rất cao. 

  • Người mẹ có thời gian chuyển dạ dài và gặp các vấn đề khi sinh. 
  • Người mẹ bị sang chấn trong khi sinh. 
  • Trong khi sinh, người mẹ có nhịp tim không ổn định.
  • Mẹ bầu bị thiếu oxi ở não. 
  • Mẹ bầu bị vỡ nước ối sớm.
dấu hiệu trẻ bại não
Người mẹ bị sang chấn trong khi sinh

2.3 Trường hợp sau sinh

Sau khi sinh, trẻ vẫn có nguy cơ bị bại não do co giật, rối loạn đông máu hoặc viêm màng não. Đây thường là những trường hợp không may mắn. Bố mẹ và các bác sĩ cần theo dõi kịp thời để nhanh chóng phát hiện. Một số nguyên nhân dẫn khiến trẻ bại não sau sinh là:

  • Trẻ bị viêm màng não và viêm não. 
  • Trẻ lên cơn co giật. 
  • Trẻ gặp bệnh rối loạn đông máu. 
  • Phần đầu sau khi sinh bị chấn thương.
  • Nồng độ bilirubin trong máu của bé ở mức cao.
trẻ bại não
Trẻ gặp bệnh rối loạn đông máu.

3. Các dấu hiệu phát hiện sớm trẻ bại não

Bệnh bại não hiện đang khá phổ biến ở nhiều trẻ em Việt Nam. Chính vì vậy, bố mẹ cần quan sát kỹ để phát hiện các triệu chứng của căn bệnh này. Bạn hãy cùng Giáo dục đặc biệt Tâm An tìm hiểu các dấu hiệu trẻ bại não dưới đây để kịp thời phục hồi cho bé nhé.

  • Bé không khóc ngay sau khi sinh hoặc tiếng khóc khá yếu.
  • Cơ thể bé sau sinh khá mềm nhão và hầu như không vận động.
  • Phần đầu của bé hơi rủ xuống và thường khó để ngẩng lên. 
  • Cơ thể trẻ cứng đờ dẫn đến việc khó vệ sinh thân thể và cho bé ăn. 
  • Bé xuất hiện tình trạng co giật, sùi bọt mép.
  • Bé phát triển chậm. Một số trường hợp trẻ đã đến tháng những vẫn không biết giữ đầu cổ, biết lẫy, bò hoặc ngồi.
  • Trẻ khó cầm nắm đồ vật hoặc khó sử dụng tay để thực hiện những hoạt động thường ngày. 
  • Trẻ khó phát triển trong việc giao tiếp hoặc không nhận ra được bố mẹ và người thân trong gia đình.
  • Khi chơi đồ chơi, trẻ không phản ứng với các âm thanh hoặc màu sắc lạ. Trẻ không nhìn mặt bố mẹ và người thân. 
  • Trẻ có phản ứng chậm hoặc không biểu lộ quá nhiều cảm xúc như hóng chuyển hoặc biểu lộ vui, buồn. 
  • Trẻ không biểu hiện rõ ràng nét mặt hoặc không sử dụng mắt để thể hiện sự mong muốn hay thích thú. 
  • Trẻ gặp khó khăn trong việc uống sữa, bú hoặc hay sặc sữa. 
  • Trẻ bị nhỏ dãi, mũi khò khè và dịch mũi họng khá nhiều.
  • Trẻ thường bị rối loạn nóng lạnh hoặc đau. 
  • Một số biểu hiện cụ thể khác bố mẹ có thể nhận biết  như trẻ méo miệng, sụp mi, khả năng nhìn và nghe kém hoặc mắt lác.
trẻ bại não
Trẻ không biểu hiện rõ ràng nét mặt

4. Gợi ý cách phục hồi chức năng cho trẻ bại não 

Khi trẻ bị bại não, bố mẹ hãy luôn lạc quan và tìm cách giúp bé phục hồi chức năng. Điều này sẽ giúp trẻ phát triển và có thể vận động tốt hơn. Bạn hãy cùng Giáo dục đặc biệt Tâm An tìm hiểu về cách phục hồi chức năng cho trẻ bại não ngay sau đây.

4.1 Vận động trị liệu

Trẻ bại não thường có phản ứng chậm và kém phát triển hơn những bé bình thường. Điều này xuất phát từ việc não bộ bị thương tổn. Tuy nhiên, bạn có thể tìm cách phục hồi cho trẻ bằng cách vận động trị liệu. 

Vận động trị liệu dựa trên mốc phát triển về vận động thô của bé. Cụ thể, hệ thống Phân loại Chức năng Vận động Thô (GMFCS) là phân loại mô tả 5 mức độ về chức năng vận động thô của các bé bại não dựa trên sự vận động tự phát. Trong hệ thống này, bạn cần đặc biệt chú tâm vào việc ngồi và đi. Cụ thể, GMFCS sẽ có các bước là: Kiểm soát đầu cổ -> Lẫy -> Ngồi -> Quỳ -> Bò -> Đứng -> Đi -> Chạy

phục hồi chức năng cho trẻ bại não
Trẻ bại não thường có phản ứng chậm

Khi áp dụng cách trị liệu này, các chuyên viên vật lý trị liệu sẽ phối hợp cùng phụ huynh của bé để thực hiện. Chuyên viên hoặc nhân viên có chuyên môn sẽ trực tiếp hỏi phụ huynh về mức độ vận động thô của trẻ cũng như chức năng di chuyển. Sau đó, trẻ sẽ được đánh giá thông qua thông tin từ bố mẹ hoặc khi quan sát bé. Từ đó, sẽ có bài tập thích hợp cho bé.

4.2 Luyện tập giao tiếp và ngôn ngữ

Các bé bại não thường có khả năng giao tiếp kém và hầu như không nhớ được mặt người thân. Bạn có thể phục hồi chức năng này bằng cách giúp bé luyện tập và làm quen với ngôn ngữ. Cụ thể, các cách huấn luyện sẽ xoay quanh việc giao tiếp và hướng dẫn cho bé phản ứng với xung quanh.

  • Huấn luyện kỹ năng giao tiếp sớm: Trẻ bại não có thể học tập, nhận biết mọi người xung quanh và có thêm nhiều bạn bè. 
    • Kỹ năng tập trung.
    • Kỹ năng xã hội.
    • Kỹ năng bắt chước.
    • Kỹ năng chơi đùa.
    • Kỹ năng giao tiếp bằng cử chỉ và thông qua tranh ảnh.
  • Huấn luyện các kỹ năng về ngôn ngữ: Bé sẽ được dạy về những kỹ năng hiểu và diễn đạt thông qua ngôn ngữ bình thường. Tuy nhiên, bố mẹ nên lưu ý các nguyên tắc sau khi dạy trẻ:
    • Bé phải hiểu và nhận biết được ý nghĩa của câu, từ hoặc âm thanh trước khi nói.
    • Bố mẹ nên tập giao tiếp nhiều với bé bằng cách sử dụng từ ngữ đơn giản và nói chậm, to rõ. 
    • Khi giao tiếp, bố mẹ nên sử dụng một vài kí hiệu hoặc cử chỉ để trẻ hiểu. 
    • Việc huấn luyện chỉ nên được thực hiện bởi một người. Đặc biệt, số lượng tranh, ảnh không quá nhiều.
    • Bố mẹ nên khen thưởng và khuyến khích bé nếu hiểu được hoặc làm đúng. 
    • Bố mẹ nên làm dấu hoặc chỉ vào những bức tranh để giúp bé có thể tự nói. 
  • Huấn luyện kỹ năng nhà trường: Bố mẹ nên tập cho bé các kỹ năng trước và khi đến trường.
trẻ bại não
Việc huấn luyện chỉ nên được thực hiện bởi một người

4.3 Hoạt động trị liệu

Bên cạnh việc vận động trị liệu và luyện giao tiếp, bạn có thể phục hồi bệnh cho bé bằng hoạt động trị liệu. Phương pháp này thường có nhiều kỹ năng như sinh hoạt, nội trợ và nghề nghiệp. Hoạt động trị liệu sẽ giúp bé sinh hoạt và thực hiện các hoạt động như người bình thường.

  • Trẻ được huấn luyện kỹ năng sử dụng hai tay từ sớm như tập cầm nắm và thao tác với đồ vật xung quanh.
  • Trẻ được huấn luyện về những kỹ năng sinh hoạt trong nhà hàng ngay như ăn uống, vệ sinh thân thể, đánh răng hoặc mặc quần áo. 
  • Kỹ năng nội trợ như đi chợ, tính tiền và nấu thức ăn. 
  • Kỹ năng về nghề nghiệp như chọn và học nghề đúng với khả năng và sở thích.
trẻ bại não
Trẻ được huấn luyện kỹ năng sử dụng hai tay

4.4 Tham gia hoạt động giáo dục

Trẻ bại não nên được tham gia các hoạt động giáo dục đặc biệt để sớm hòa nhập xã hội. Đây được xem là cách phục hồi chức năng cho bé rất tốt. Chính vì thế, bố mẹ nên quan tâm và xây dựng sự gắn kết với bé. Điều này có thể giúp bé sớm cải thiện và hòa nhập được với mọi người. Từ đó, tình trạng bệnh sẽ có dấu hiệu tiến triển hơn.

tre bai nao 10
Trẻ bại não nên được tham gia các hoạt động giáo dục

Trung tâm hỗ trợ phát triển hòa nhập Hoa Hướng Dương là hệ thống giáo dục hàng đầu cho trẻ em. Tại đây, các bé sẽ được đánh giá đầu vào giảng dạy dựa trên mức độ của mình. Trung tâm hoạt động có quy trình và phương pháp giáo dục khoa học, rõ ràng. Bên cạnh đó, Trung tâm hỗ trợ phát triển hòa nhập Hoa Hướng Dương còn sở hữu đội ngũ giáo viên được đào tạo bài bản và có trình độ học vấn cao, luôn tận tâm, nhiệt tình hỗ trợ giáo dục các bé đặc biệt. Nhờ đó, bé sẽ nhận được môi trường giáo dục chuyên nghiệp và có cơ hội phát triển toàn diện.

Bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về triệu chứng và cách phục hồi cho trẻ bại não. Đây là căn bệnh không ai mong muốn con mình mắc phải. Chính vì thế, bố mẹ hãy luôn giữ thái độ tích cực và tìm cách phục hồi chứng năng cho trẻ. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ ngay Giáo dục đặc biệt Tâm An để được tư vấn chi tiết nhé!

034.632.6666