Tập vận động, phục hồi chức năng là phương pháp giúp cải thiện lại khả năng hoạt động cho trẻ. Đặc biệt là với trẻ bị bại não, khiếm khuyết hoặc chịu những di chứng, ảnh hưởng sau khi sinh ra. Vậy, nên tập phục hồi chức năng cho bé như thế nào? Những bài tập phục hồi chức năng nào mang lại hiệu quả nhất? Cùng Trung tâm hỗ trợ phát triển hòa nhập Hoa Hướng Dương tìm hiểu rõ hơn trong bài viết này.

1. Phục hồi chức năng là gì?

Phục hồi chức năng là cách để trẻ có thể cải thiện khả năng vận động. Từ đó, trẻ có thể tự sinh hoạt và tự chăm sóc bản thân như bình thường. Tuy nhiên, mọi thành công đều không dễ dàng. Trước hết, các bé cần có sự quyết tâm, cố gắng. Bên cạnh đó, sự động viên, hỗ trợ từ mọi người và một phương pháp luyện tập phù hợp là cách để bé có thể tiến bộ tốt nhất.

tập vận động, phục hồi chức năng
Tập vận động, phục hồi chức năng giúp cải thiện lại khả năng hoạt động cho trẻ

2. Một số biện pháp phục hồi chức năng cho trẻ đặc biệt

Hiện nay có khá nhiều phương pháp tập vận động, phục hồi chức năng cho trẻ. Tuy nhiên, với mỗi trường hợp, các bài tập và biện pháp cần có sự kết hợp phù hợp với khả năng của các bé. Đồng thời, gia đình cũng nên đặt ra những mục tiêu luyện tập dựa trên điều kiện thực tế, không nên gây áp lực cho trẻ.

2.1 Vật lý trị liệu 

Tập vận động, phục hồi chức năng bằng phương pháp vật lý trị liệu thường bắt đầu ngay khi có kết quả chẩn đoán. Các bài tập đơn giản đầu tiên sẽ giúp bé có thể cải thiện được một số hoạt động đơn giản như đi, đứng, ngồi, hạn chế được sự biến dạng các mô cơ,… Để các bài tập phục hồi chức năng cho bé đạt được kết quả tốt nhất, chúng ta có thể sẽ cần dùng đến các công cụ hỗ trợ. Ví dụ như nẹp, máng, bó bột, thậm chí là phẫu thuật chỉnh hình để cải thiện chức năng của cơ.

tập vận động, phục hồi chức năng
Vật lý trị liệu cần bắt đầu ngay khi có kết quả chẩn đoán

2.2 Hoạt động trị liệu 

Tập vận động, phục hồi chức năng bằng các hoạt động trị liệu sẽ giúp bé có thể thực hiện các hành động từ đơn giản đến phức tạp. Mức độ của các hành động này sẽ tăng dần theo sự tiến bộ và sự phát triển của lứa tuổi. Thông thường, biện pháp này sẽ áp dụng các bài tập hoặc trò chơi như cầm nắm, nhận biết, thao tác với đồ vật,…

2.3 Vận động trị liệu

Vận động trị liệu là phương pháp áp dụng các bài vận động cho trẻ. Tuy nhiên, việc xây dựng các bài vận động trị liệu này cần phù hợp với thể trạng của bệnh nhân. Từ đó, bé mới có thể hạn chế và loại bỏ các hành vi bất thường và tăng khả năng hoạt động linh hoạt, bình thường hơn.

tập phục hồi chức năng cho bé
Hoạt động trị liệu giúp bé hạn chế và loại bỏ các hành vi bất thường

2.4 Ngôn ngữ trị liệu

Ngôn ngữ trị liệu hướng đến những đối tượng trẻ bị bại não, chậm nói hay gặp khó khăn trong quá trình giao tiếp, phát âm,… Các bài tập này sẽ tập trung vào việc kiểm soát sự hoạt động của cơ lưỡi, hàm, để phát âm tốt hơn. Đặc biệt, các bài tập ngôn ngữ trị liệu cần được thực hiện sớm trước khi đi học và duy trì đều đặn để trẻ có thể cải thiện tốt hơn.

tập vận động, phục hồi chức năng
tap-van-dong-phuc-hoi-chuc-nang-5

2.5 Tâm lý trị liệu

Đối tượng của tâm lý trị liệu là những trẻ có vấn đề về tâm lý, nhận thức, cảm xúc và có ảnh hướng đến hành vi. Các bài tập này sẽ giúp các em có thể thích nghi với xã hội, giảm bớt đi sự tự ti và càng có quyết tâm điều trị hơn. Phương pháp này được đánh giá là an toàn hơn so với những liệu pháp xâm lấn khác. Vì thế, để trẻ đạt được kết quả tốt nhất, vai trò của gia đình và những người xung quanh là rất quan trọng.

3. Hướng dẫn tập vận động, phục hồi chức năng cho trẻ

Khi tập vận động, phục hồi chức năng cho trẻ đặc biệt, người hướng dẫn cần đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc nhất định. Điều này không chỉ với mục đích mang lại hiệu quả tốt hơn mà còn đảm bảo không làm tổn thương trẻ. Cùng Giáo dục đặc biệt Tâm An tìm hiểu một số hướng dẫn tập phục hồi chức năng cho trẻ dưới đây.

3.1 Tập luyện vận động đơn giản

Khi thực hiện tập luyện các bài vận động đơn giản cho trẻ, phụ huynh cần tuân thủ các hướng dẫn sau:

  • Phụ huynh cần sớm phát hiện và điều chỉnh lại các tư thế bất thường cho trẻ như tay, chân…
  • Hướng dẫn trẻ luyện tập các bài tập dựa theo chức năng và giai đoạn phát triển như nâng đầu, lật, lăn, trườn, bò,..
  • Thúc đẩy trẻ vận động qua các hoạt động và trò chơi đơn giản để tăng khả năng nhận thức cho các cơ quan như mắt, da, tai, mũi,…
  • Người hướng dẫn, bố mẹ, người lớn cần nắm rõ về các kỹ thuật và thao tác với trẻ như bồng bế, ôm, giữ thăng bằng, đi lại,…
tập phục hồi chức năng cho bé
Bố mẹ cần hướng dẫn cho bé ngay từ những bài tập vận động đơn giản nhất

3.2 Tập luyện các hoạt động sinh hoạt cơ bản

Bên cạnh các bài vận động đơn giản, các hoạt động sinh hoạt cơ bản cũng rất quan trọng đối với trẻ và cần được rèn luyện từ sớm. Điều này giúp trẻ có thể tự lập tốt hơn khi trưởng thành. Vậy đối với mỗi hoạt động, hành vi, người hướng dẫn cần lưu ý những gì?

3.2.1 Tư thế cho trẻ ăn uống

Lưu ý về tư thế khi cho trẻ ăn uống như sau:

  • Người lớn ngồi trên ghế hoặc vị trí nào thuận tiện nhất, đặt bé nằm ngửa người trên đùi. Đầu bé hơi gập xuống và được đặt ở vị trí trung gian.
  • Từ từ đưa thức ăn hoặc bình sữa vào miệng bé theo hướng từ dưới lên.
  • Sau khi đưa thức ăn vào miệng bé, người lớn nên nâng hàm dưới của bé lên và giữ để bé nhai nuốt dễ hơn.
  • Lưu ý không nên đưa thức ăn từ trên xuống vì bé sẽ ưỡn người về sau, gây khó khăn khi nhai, nuốt.

3.2.2 Tập cho trẻ ăn uống

Khi tập cho trẻ ăn uống, người lớn cần:

  • Đặt trẻ ngồi đối diện và ngang tầm nhìn. Một tay người lớn giữ cố định vai cho bé, tay còn lại hỗ trợ bé đưa thức ăn vào miệng từ dưới lên.
  • Đối với trẻ bại não hoặc không thể ngồi, người lớn có thể để bé ăn ở tư thế nằm.
tập vận động, phục hồi chức năng
Nên đưa thức ăn vào miệng trẻ từ dưới lên trên

3.3.3 Tập cho trẻ kỹ năng đi vệ sinh

Khi tập cho trẻ đi vệ sinh, người lớn cần lưu ý các thao tác sau:

  • Đặt bô lên ghế, người lớn giữ bé ở tư thế ngồi gập háng, người đưa ra phía trước, tách rời hai chân sang hai bên.
  • Bố mẹ nên lắp đặt một bệ đỡ để bé có thể bám trụ khi đi vệ sinh.

3.2.4 Huấn luyện trẻ kỹ năng thay quần áo

Khi hướng dẫn trẻ bại não thay quần áo, bố mẹ cần:

  • Trước hết, chọn tư thế mặc thay quần áo cho bé, có thể là đứng, ngồi hoặc nằm.
  • Sau đó, để trẻ cầm một cái vòng đủ rộng, hướng dẫn bé xỏ vào chân, thay, rồi lại tháo ra. Lặp lại động tác này đến khi bé quen.
  • Để bé có thể luồn áo qua đầu, bố mẹ hướng dẫn bé xỏ vòng qua đầu, kéo dần xuống phía chân.

3.2.5 Tập luyện qua giao tiếp xã hội

Bé có thể thực hiện các bài tập vận động, phục hồi chức năng qua việc giao tiếp xã hội và các hoạt động vui chơi. Bé được rèn luyện càng sớm sẽ càng rút ngắn thời gian hòa nhập với mọi người. Một số phương pháp giao tiếp đơn giản cho trẻ như ra hiệu bằng tay, đầu, thân, nét mặt hoặc qua các hình ảnh, đồ vật, chữ viết,…

tập phục hồi chức năng cho bé
Tập luyện cho bé phương pháp giao tiếp đơn giản như nét mặt, hành động

Để các kỹ năng giao tiếp của bé được cải thiện tốt hơn thì các hoạt động kích thích cũng rất quan trọng. Một số hoạt động ví dụ như:

  • Để bé sờ và cảm nhận các bộ phận trên khuôn mặt và giúp bé nhận biết các bộ phận đó.
  • Để trẻ có thể lựa chọn giữa điều muốn và không muốn, thích hay không thích.
  • Theo dõi phản ứng của bé khi ăn để biết cách bé thể hiện sự no hay vẫn còn muốn ăn tiếp.

4. Trung tâm hỗ trợ trẻ đặc biệt phục hồi chức năng hiệu quả

Tập vận động, phục hồi chức năng cho trẻ vốn không phải là điều dễ dàng đối với phần lớn quý phụ huynh. Thấu hiểu được những khó khăn đó, Trung tâm Giáo dục đặc biệt Tâm An đã tạo ra một môi trường phù hợp để hỗ trợ các bé phục hồi tốt hơn. Tâm An cam kết mang đến cho các phụ huynh và các bé những chương trình học tập và cải thiện chất lượng nhất.

Chúng tôi luôn hướng đến mục tiêu vì học sinh, đặt học sinh là đối tượng trung tâm. Các bé sẽ được đối xử bình đẳng, tôn trọng trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại đây. Bên cạnh đó, việc giữ một thái độ tích cực, hăng hái, nhiệt tình trong công việc cũng là ưu tiên của cán bộ giáo viên tại  Hoa Hướng Dương.

hoat dong 6

Hệ thống giáo dục của chúng tôi được điều hành trực tiếp bởi quản lý có trình độ chuyên môn. Đồng thời, các quản lý và giáo viên tại đây cũng được tuyển chọn sau kỳ đánh giá nghiêm ngặt, được trang bị đầy đủ kỹ năng, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp. Ngoài ra, dưới sự hỗ trợ của các trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại, chúng tôi tin rằng có thể mang đến cho các bé một môi trường giáo dục, rèn luyện tốt nhất.

Tập vận động, phục hồi chức năng cho trẻ sẽ giúp các bé có thể cải thiện các kỹ năng, hành vi sinh hoạt. Từ đó, bé có thể tự chăm sóc bản thân, có thể hòa nhập cộng đồng tốt hơn khi lớn lên. Qua bài viết trên, Trung tâm hỗ trợ phát triển hòa nhập Hoa Hướng Dương hy vọng các bố mẹ đã hiểu hơn về vai trò của việc phục hồi chức năng và đưa ra được những định hướng phù hợp cho bé.

034.632.6666